096.205.1557
› Hiểu đúng về mụn trứng cá và phương pháp điều trị ( Phần 1)

Hiểu đúng về mụn trứng cá và phương pháp điều trị ( Phần 1)

Mụn trứng cá là những nốt mụn nhỏ thường xuất hiện trên da mặt, cổ, lưng hoặc vai. Trứng cá xuất hiện là do các tuyến nhờn dưới da bị tắc và bị viêm nhiễm. Tuy phần lớn xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên (85%) nhưng cũng có một số người lại xuất hiện trứng cá muộn hơn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về mụn để có phương pháp trị mụn trứng cá hiệu quả.

Mục Lục

Mụn trứng cá thông thường:

Thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, mụn đỏ, nhỏ như đầu đinh ghim, một số có màu đen do chất nhờn bị oxy hóa, mụn đứng rải rác trên nền da lành, có thể có những mụn viêm kèm theo, thường không ngứa, không đau. Tập trung nhiều ở trán, hai má, hai bên cánh mũi, cằm. Có nhiều trường hợp mụn mọc ở lưng và ngực.

Mụn trứng cá bội nhiễm:

Thường là những nốt sần đỏ, cao hơn bề mặt da, có những quầng viêm xung quanh, xen kẻ có những mụn bị sần mủ, các mụn có thể đứng thành đám hoặc rải rác, loại mụn này có thể gây ngứa hoặc viêm đau.

Trứng cá do bôi các chế phẩm: thông thường những trường hợp này dân gian gọi là da bị dị ứng do bôi các loại chế phẩm không thích hợp, các loại kem làm trắng sáng da do tự pha trộn. Có thể thời gian đầu khi bôi các loại chế phẩm này da có thể sáng đẹp hơn, nhưng sau thời gian da bắt đầu xuất hiện mụn trứng cá. Hiện tượng là da bị sần sùi như vỏ cam, đỏ theo từng mảng, da bị teo lại, tỉnh mạch giãn.

Mụn trứng cá bọc:

Là hiện tượng mụn trứng cá bọc nổi cao trên bề mặt da, nền da đỏ có quầng viêm xung quanh, mụn có kích thước khá to, tổn thương có thể ăn sâu vào lớp trung bì của da, nên hậu quả thường để lại sẹo lõm, thâm sau khi khỏi mụn.

Trứng cá mạch lương:

Là trường hợp nặng nhất trong các loại mụn trứng cá, một số người bị mụn trứng cá xuất hiện với trình trạng viêm nặng và nhiều mụn viêm liên kết lại và thông với nhau tạo thành những đường hầm chứa dịch máu mủ nằm ở bên trong. Tổn thương rất nhiều trên bề mặt da, ngực hoặc lưng. Mụn gây đau nhức khi khỏi thường để lại sẹo rỗ rất mất thẩm mỹ.

Mụn trứng cá lồi:

Loại mụn này thường là những mụn sần cục trên bề mặt da, nhìn như những vết sẹo lồi, thường nằm ở đầu chóp mũi, cằm, ngực, lưng.

Mụn trứng cá đỏ:

Là một quá trình viêm mãn tính đặc biệt ở vùng mũi, da bị sần , đỏ, giãn mạch và có hiện tượng tăng sinh phì đại tuyến bã, làm cho mũi bị giãn to hơn, thường gặp ở phụ nữ tuổi 30-50 tuổi, do nội tiết tố tiền mãn kinh. Uống nhiều café, trà đặc cũng dễ gây ra mụn này.

*Nguyên nhân gây mụn trứng cá:

Vi khuân gây mụn trứng cá là Propionibacteium Acnes. Trứng cá thường xuất hiện ở tuổi dậy thì hay chu kì kinh nguyệt ở nữ, khi các tuyến dầu trên da tạo ra quá nhiều chất nhờn, tế bào da chết và chất nhờn làm bịt lỗ chân lông trên bề mặt da từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây tổn thương cho da và gây ra mụn .

Sự thay đổi hóc môn khi phụ nữ uống thuốc ngừa thai, hoặc khi bị mãn kinh cũng sinh ra mụn. Bên cạnh đó các yếu tố làm phát sinh mụn từ nguồn thực phẩm cũng rất cao như: café, rượu, chất béo, thuốc lá …..

Tiếp xúc với hoá chất, dùng mỹ phẩm không phù hợp. Môi trường ô nhiễm, stress, thói quen sinh hoạt như thức quá khuya cũng góp phần gia tăng mụn trứng cá.

*Mụn trứng cá phát triển qua 4 giai đoạn:

Tắc nghẽn ống chân lông: Các tế bào của tuyến bã và của ống chân lông khi chết sẽ được đào thải ra ngoài qua ống chân lông, nhưng khi chúng không được đào thải theo cơ chế tự nhiên thì sẽ gây tắc nghẽn, ngăn chặn sự di chuyển của chất nhờn trong ống.

Sự hoạt động quá mức của tuyến bã: Lượng chất nhờn sản xuất tại tuyến bã được kích thích bởi hoóc môn, chủ yếu là Testosteron. Do việc sản xuất hoóc môn của cơ thể tăng cao nhất vào những năm trưởng thành nên việc sản xuất chất nhờn cũng tăng nhanh. Nam giới thường bị mụn trứng cá nặng hơn nữ ở tuổi trưởng thành do lượng testosteron được sản xuất nhiều hơn. Người ta cũng thấy không có mụn trứng cá ở nam giới khi đã bị cắt bỏ 2 tinh hoàn.

Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes: Vi khuẩn Propionibacterium acnes hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân bị mụn trứng cá. Chúng sẽ kết hợp với lượng chất nhờn và các tế bào chết để làm tăng độ nghiêm trọng của mụn và sự sưng tấy ống chân lông.

Tình trạng sưng tấy của chân lông: Khi vi khuẩn Propionibacterium acnes tấn công lỗ chân lông, bề mặt của ống chân lông sẽ bị sưng tấy. Sự sưng tấy này gây nên mụn trứng cá mủ xuất hiện trên mặt da. Nếu sưng tấy kéo dài và không được điều trị, các mụn u nang lông nghiêm trọng sẽ phát triển sau đó, dẫn đến nhiễm trùng cũng như tạo sẹo vĩnh viễn.

Ngăn ngừa:

Khi các nguyên nhân gây mụn trứng cá không thể ngăn ngừa hoàn toàn, bệnh nhân vẫn có thể tự mình làm giảm nguy cơ và ngăn chặn sự hình thành mụn trứng cá bằng những phương pháp sau:

  • Rửa mặt nhẹ nhàng và chăm sóc đúng cách mỗi ngày, không chà xát da quá mạnh hoặc quá thường xuyên.
  • Ăn thực phẩm giữ sự cân bằng trao đổi chất.
  • Giảm bớt căng thẳng tinh thần trong cuộc sống.
  • Tránh việc ra mồ hôi quá nhiều, nếu bệnh nhân nghĩ rằng đó là nguyên nhân gây ra mụn, cần tắm và lau khô khi mồ hôi ra quá nhiều.
  • Gội đầu thường xuyên và tránh để tóc xõa xuống mặt.
  • Tránh sử dụng những sản phẩm dưỡng da có quá nhiều dầu.
  • Mặc y phục mềm, rộng.
  • Tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất hay dầu nhớt.
  • Tránh việc tiếp xúc dài với ánh nắng mặt trời, dùng kem chống nắng khi đi nắng.

*Lưu ý: Hiệu quả điều trị của từng phương pháp còn phụ thuộc cơ địa mỗi người.

(xem tiếp P2)

Tìm đường Chat Zalo Gọi ngay Facebook Tư vấn